Sau khi được chiêm ngưỡng thành phố Moscow xinh đẹp, xin mời bạn tới nơi có một mê cung dưới lòng đất “Moscow Metrol” hay tàu điện ngầm. Tới Moscow bạn không thể không du ngoạn trong hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và nổi tiếng nhất thế giới
Sau khi được chiêm ngưỡng thành phố Moscow xinh đẹp, xin mời bạn tới nơi có một mê cung dưới lòng đất “Moscow Metrol” hay tàu điện ngầm.
Tới Moscow bạn không thể không du ngoạn trong hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và nổi tiếng nhất thế giới. Chỉ với một tấm bản đồ tàu điện ngầm nhỏ gọn trong lòng bàn tay có bán tại khắp mọi nơi, và với 15 rúp (0.4 đô la) Bạn hãy một lần thưởng thức cảm giác đi tàu điện ngầm ở Nga. Với 150 ga metro (con số cũ) bắt đầu có mặt ở Moscow từ năm 1935, giờ đây metro đang có sức hấp dẫn mới lạ. Mỗi lần bước vào thang máy đi sâu xuống lòng đất người ta có cảm giác như đang đi vào tận trung tâm lòng đất. Bạn có thể đi lại tham quan hết những địa điểm nổi tiếng một cách dễ dàng bằng hệ thống tàu điện ngầm.
Hệ thống metro Moscow được xem là đẹp nhất thế giới. Hàng loạt các nhà ga của nó thực sự là những cung điện ngầm dưới đất. Tham gia tạo lập và trang trí cho chúng, có những hoạ sỹ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Liên bang Xô-viết cũ, trong số đó, có các tên tuổi đã lừng danh như Pavel Korin, Alecsandr Deineka, Vera Mukhina. Bạn nên đặc biệt lưu ý rằng, việc xây dựng hệ thống metro đã không bị ngừng trệ, ngay cả trong những tháng năm ác liệt của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai.
Hôm nay, dưới nền thành phố Moscow đã có cả một thành phố ngầm khổng lồ, với 11 tuyến đường. Ông Ðmitri Gaev đã cung cấp mấy số liệu thú vị mới nhất: 170 nhà ga, 276 km, đó là chặng dài đường metro, trong những ngày làm việc, thủ đô ngầm dưới đất Moscow chuyên chở từ 8.5 đến 9 triệu lượt người trong ngày. Vào những ngày cuối năm 2004 khi trận bão tuyết xảy đến lưu lượng vận chuyển của metro trong một ngày đêm lên tới 10 triệu lượt người. Metro Moscow được coi là ưu việt nhất trong các đường metro trên thế giới về độ an toàn và tần xuất các chuyến tàu, đặc biệt vào những giờ cao điểm.
Theo cách nhìn hệ thống điều khiển giao thông, thì có thể khẳng định metro của Moscow là độc đáo nhất, không có gì tương tự trên thế giới. Ðộc đáo về hệ thống bảo vệ trật tự công cộng, độc đáo về di chuyển nhanh. Khoảng cách giữa các đoàn tàu chỉ có 80 giây, ngắt quãng ngắn như vậy giữa các chuyến tàu đến và đi, thì ngoài Moscow, không ở đâu có được. Nó không đơn giản là phương tiện giao thông phổ biến, mà còn là công trình văn hóa – khoa học – nghệ thuật độc đáo và là niềm tự hào của mỗi người dân Nga. Ga metro đầu tiên của Nga được khởi công vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX (1929-1933), nghĩa là cách đây hơn 70 năm.
Do có hệ thống thông gió tốt (bản thân tàu chạy đã thông gió rất mạnh), lại sâu trong lòng đất nên mùa hè trong metro rất mát, còn mùa đông thì ấm áp (dao động từ +18 đến +22 độ C), dù trên mặt đất nhiệt độ có thể từ -35 độ C (mùa đông) và đến +35 độ C (mùa hè). Metro Nga là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hiện đại và cổ kính, và không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tour du lịch của Nga đều dành chương trình đi tham quan các ga metro. Hầu như ngày nào người ta cũng bắt gặp du khách chụp ảnh, quay video và miệng luôn thì thào thán phục. Trước hết, mỗi ga metro thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang tính lịch sử và rất… Nga.
Bàn tay, khối óc của các nhà bác học, kỹ sư, công nhân và cả nghệ nhân Nga đã tạo nên nhiều công trình nghệ thuật về kiến trúc. Những bức họa khổng lồ trên trần ga, các pho tượng, biểu tượng, hoa văn, họa tiết cả cổ kính lẫn hiện đại, đan xen cùng màu sắc hài hòa. Người ta có cảm tưởng đây là một góc của bảo tàng nghệ thuật chứ không phải công trình giao thông công cộng. 163 ga là 163 kiến trúc khác nhau và mang rõ nét từng chặng đường lịch sử hào hùng của nước Nga và Liên bang Xô Viết trước đây, đặc biệt lịch sử cận, hiện đại: Puskinskaia, Komsomolskaia, Park-Kultur, Cách mạng Tháng Mười, Thư viện Lenin…
Ðêm trắng nước Nga đêm trắng là hiện tượng kỳ lạ diễn ra vào mùa hè ở nước Nga, đặc biệt là St. Petersburg ( Xanh Pêtécbua). Vào những lúc như vậy, đến tận nửa đêm ánh sáng mới tắt và 4 giờ sáng lại bừng lên. Hàng ngàn người Nga, hàng trăm ngàn du khách đã thức suốt đêm, đổ ra đường để vui chơi và chiêm ngưỡng cảnh tượng độc đáo này, những đêm trắng kỳ diệu, khách du lịch như đi lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ, thực thực hư hư. Và họ thức suốt đêm để tận hưởng những khoảnh khắc kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước Nga. Mùa này, vào tầm 9 – 10 giờ đêm (khoảng 12-1 giờ đêm giờ Việt Nam), đi thuyền trên sông Nhê-va, du khách vẫn có thể nhìn ngắm ánh nắng vàng nhạt vương trên mái vòm bằng vàng của nhà thờ Thánh Isaac ở phía bên kia sông. Nhà thờ Thánh Isaac là một bảo tàng kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của St. Petersburg. Ðây là nhà thờ cao thứ 4 trên thế giới với độ cao từ chân đến đỉnh tháp là 101m.
Nhà thờ được coi là bảo tàng kiến trúc và hội họa lớn của nhân loại với khoảng 3.000 bức họa được làm bằng cách ghép từng mảnh đá nhỏ vào với nhau, với mái vòm được dát bằng vàng thật (ước khoảng gần 100kg) ở độ cao gần 100m, với 112 cây cột lớn, cao vút rất điển hình của kiến trúc châu Âu thế kỷ 18-19. Peterholf (Bảo tàng Cung điện Mùa Hè) và Hermintage (Bảo tàng Cung điện Mùa Ðông) cũng là những bảo tàng nổi tiếng vì những bộ sưu tập hội họa vĩ đại và những nét kiến trúc tuyệt vời được tạo nên bởi bàn tay và khối óc của con người. Ở cung điện Mùa Ðông, chỉ những bức tượng tạc bằng đá đặt trước các cửa phòng thế này thôi cũng đã cho thấy nét tinh xảo của người làm ra nó. Không như Cung điện Mùa Ðông nằm trong nội ô, Cung điện Mùa Hè nằm ở ngoại ô Tây Nam của thành phố.
Nó được xây dựng năm 1721, 18 năm sau khi thành phố St. Petersburg ra đời. Có người bảo Cung điện Mùa Hè có bóng dáng của Cung điện Véc-xây ở Pháp. Còn người Nga tự hào cho rằng Cung điện Mùa Hè của mình đẹp hơn Cung điện Véc-xây vì Cung điện Mùa Hè có nhiều đài phun nước lộng lẫy. Một vài nét gọi là phác họa. Vẻ đẹp St. Petersburg quả thật còn nhiều. Ðể nói cho hết, thật không dễ. Cung điện mùa Ðông được hoàn thành năm 1762 là nơi trị vì đất nước Nga của các triều đại vua chúa. Ngày nay được đổi thành Viện bảo tàng Hermitage, trong đó cất giữ những bộ sưu tập tranh vô cùng quí giá. Viện Smolny do Nữ hoàng Catherine xây năm 1700 để làm trường nội trú cho con em giới quý tộc.